Thanks to all visitors
who came to this site and
left lovely messages in this Guestbook.
In order to prevent people who come here to post
adversitings or offensive materials, please write for us: taileus@yahoo.com .
Your message will be uploaded soon to the Guestbook.
Cám ơn quý độc giả đã ghé thăm trang Lều Xưa và ghi lại đôi dòng thân thương trong Sổ Lưu Niệm. Để ngăn chặn những người vào đây đăng quảng cáo hoặc đưa vào những tài liệu kích động , xin quý vị vui lòng viết cho chúng tôi qua email : taileus@yahoo.com . Lời viết của quý vị sẽ được tải lên sớm nhất trong Sổ Lưu Niệm. |
>>> 1 - 2 - 3 - 4 |
8-11-2023 # 202 - HMH (Việt Nam) Dạ thưa thầy, Tình cờ em được đọc bài viết của thầy, từ những bài hướng dẫn cách viết truyện thật ngắn, em đã rất cảm phục! Thầy xấp xỉ tuổi của bố em (bố em sinh năm Bính Tý), bố em chịu ảnh hưởng văn hóa và nên giáo dục tư tưởng miền Bắc, còn thầy thì chịu ảnh hưởng giáo dục và tư tưởng miền Nam… nhưng đều là những trí thức. Hiện giờ bố em rất yếu và lẫn, em ước một ngày bố có thể khỏe mạnh, có thể viết lại như thầy. Em kính chúc thầy thật nhiều sức khỏe và giữ được sự minh mẫn, tiếp tục có những bài viết hữu ích cho thế hệ sau. Em thuộc thế hệ con cháu, nhưng xin phép được gọi thầy xưng em như một thế hệ học trò của thầy ạ ! Nếu có thể rất mong ước thầy có thêm bài viết về những câu hò chèo ghe của người Nam bộ, những đặc sản văn hóa vùng miền… Dạ em cám ơn thầy 10-2-2021 # 201 - Thiện Tùng (Sài Gỏn) 27 Tết đọc "Trăng Thiền" trong "Thiền và Nghệ Thuật". Xin góp một vài ý cho bài nầy. Bài này viết hay như 1 bài Pháp, nó có thể được đem giảng ở các chùa thì bảo đảm sẽ rất tuyệt. [Vũ trụ vận hành do duyên khởi và biến chuyển. Cái gì duyên khởi thì vô thường. Cái gì vô thường thì không thật. Cái gì không thật thì biến chuyển. Mọi sự vật trên thế gian đều liên hệ với nhau. Fraser Cain - chủ nhà xuất bản Universe Today - viết: "Vũ trụ hiện nay mà chúng ta đang sinh sống thực ra chỉ là một tiểu vũ trụ trong một quần thể đa vũ trụ rộng lớn". Triết lý Đông Phương nhìn nhận rằng cơ thể con người cũng là một tiều vũ trụ, là một bộ phận hữu cơ, đối xứng và đồng nhất với vũ trụ. Một hạt bụi là một tiểu vũ trụ trong vạn vật. Con người là hạt bụi trong trái đất. Trái đất là hạt bụi trong dãi ngân hà.] Đoạn này tái hiện triết lý 3000 thế giới trong 1 giọt nước của Đức Phật. ["Có – Không" tựa như sóng trăng, bóng trúc. Thân người như cành trúc, trăng là trạng thái tỉnh thức của hành giả. Trăng không can dự vào trúc mà chính là tác nhân tạo ra một nhân duyên: bóng trúc quét lên thềm nhà. Cũng như vầng trăng in trong nước, bóng trúc quét thềm là một duyên hợp thành giữa trúc và trăng. Nếu nhìn mắt thường sẽ thấy bóng trúc “quét mà không gợn lên mảy bụi”, nhưng từ trạng thái tỉnh thức, sẽ biết rõ cái chuyển động “quét” thực ra chỉ là bóng của trúc hiện trên thềm nhà. Trăng vẫn có đấy, trúc vẫn có đấy. Trăng là Bản Tánh Chơn Như đang ẩn tàng trong đám mây mù, khi đến thời, mây tan thì trăng hiện. Thi nhân chạm trán giây phút thiên thu trong cái mong manh, cái gì mà ta không thể nắm bắt được.] Đoạn này thể hiện pháp Vô Trụ của Thiền Tông. Mọi người thường hay dùng chữ Buông nhưng từ này dễ gây hiểu lầm, vì thế rất nhiều người Buông 1 cách vô trách nhiệm. Vô Trụ mới đúng, diệt Ngã phải là Vô Trụ. [Ý tưởng vô thường của thiền rất nhẹ nhàng, thanh thoát. Sống và chết chỉ là trăng trôi, thoáng ẩn, thoáng hiện, hợp rồi tan, tan rồi hợp, hiển thị sự tàn phai, đổi thay của sự vật như vốn dĩ nó phải là như thế. Đừng chạy theo hình tướng trăng trôi vô thường đó mà quên mất đổi thay chính là bản chất của nó. Biết là vô thường, để không bị dẫn dụ theo cái “tưởng” bên ngoài hiện tượng, bởi cái nhìn của Thiền là cái nhìn trực nhận, cái nhìn “như thị”. Trong trăng có thiền. Trong thiền có trăng. Trăng thì tồn sinh siêu thoát. Thiền là trở về cái tâm hồn nhiên của trẻ thơ. Thiền thực chứng tự thân ngộ được bản thể sự vật, duyên nợ nhân sinh. Chỉ có thiền giả mới nhìn được trăng trong giọt sương khuya lung linh huyền ảo. Nhịp điệu tĩnh lặng đó khơi dậy sự bình an trong bản tính chân như.] Hay quá xá trời! Trong bài viết tác giả có nhắc tới ông thi sĩ này: Thi sĩ Phạm Thiên Thư thời trẻ, lúc đang đi tu. Ở chùa, ông được tu học những giáo lý căn bản nhà Phật. Cái giáo lý Vô Thường làm ông chợt tỉnh, và ông đã viết : "Thì thôi! Tóc ấy phù vân. Thì thôi! Lệ ấy còn ngần giáng sương. Thì thôi! Mù phố xe đường Thôi thì thôi nhé đoạn trường thế thôi." Khi liễu đạo, ông ấy biết rằng, những sợi tóc bồng bềnh như mây bay, giọt nước mắt như hạt sương buổi sớm; và cả cuộc đời phong trần, đều là những pháp vô thường. Vì vô thường cho nên tất cả đều đi đến tàn hoại. Biết rõ tướng trạng vô thường và tàn hoại của vạn Pháp, gã không còn bị những sinh diệt, tàn hoại làm khổ nữa. Gã bỗng giác ngộ và chặt đứt được những vọng niệm đã gây phiền não bấy lâu: "Thôi thì thôi nhé! Ðoạn trường thế thôi..." Từ đó gã sống một cuộc đời an lạc, chuyện tình đau khổ khi xưa, chuyện vinh nhục chốn quan trường đều rũ sạch. Những băn khoăn ước vọng cho tương lai cũng không màng tới. Gã đang sống an trú trong hiện tại, đang hòa cùng với thiên nhiên tuyệt vời ở Ðộng Hoa Vàng: "Ta về rũ áo mây trôi" Gối trăng đánh giấc bên đồi dạ lan Rằng xưa có gã từ quan Lên non tìm Ðộng Hoa Vàng ngủ say…" 16-11-2019 # 200 - Nguyễn Tấn Ích (San Jose) Cảm ơn bạn Lê Tài với bài viết "Cảm ơn cây cỏ thiên nhiên". Một đề tài rất hay cho mùa Lễ Tạ Ơn. Đúng là cây cỏ có nguồn năng lực dồi dào để chịu đựng trước những cơn khắc nghiệt của thiên nhiên. 5-11-2019 # 199 - Esther Lubenau So nice to have found your website. It’s a great collection of beautiful things. I really enjoyed the part on the pagodas. Blessings, light and love. 14-10-2019 # 198 - Justine Hi! How are you? My name is Justine and I actually just wanted to take a quick moment to acknowledge your "Disney Land" page. I hope that's okay! I figured you might welcome and appreciate our comments. Lance (I watch him after school), wanted to let you know that he appreciates the Disney sites and small informational paragraph (he is obsessed with anything Disney) that you have listed on your page: oldcottage.net/wonders/disney.html He is such a sweet boy. Always trying to give positive feedback to people. :) He also mentioned to me he wanted to contribute to your list of website(s). He found this interesting site on the history of Disney World: www.apartmentguide.com/blog/magical-history-of-disney-world/ We noticed you don't have this specific reference. Do you mind doing him a favor and checking it out and adding it under, "Links"? He gets so excited sharing what he finds with other people and I know it would make his day if he saw his suggested site on yours! Thanks, Justine G. 27-7-2019 # 197 - Phạm Song Linh (Việt Nam) Tôi vừa đọc 2 bài: Bí Ân Sự Sống và Con Người & Robot trong Sống Thiền - do một người bạn chuyển tiếp. Bài biên khảo tóm tắt nhưng thật đầy đủ, có tính cách khoa học, các lý thuyết thật thuyết phục, dẫn chứng đáng tin cậy. Bấy lâu nay, tôi thỉnh thoảng vẫn được đọc loáng thoáng đâu đấy về 2 đề tài nầy, nhưng chỉ là những ý tưởng rời rạc, không thống nhất. Cám ơn thật nhiều tác giả viết 2 bài nầy. 25-7-2019 # 196 - Mai Ly (Nhật Bản) Nhân đọc bài Robot trong mục Sống Thiền, tôi xin có vài lời nhận xét. Nếu cho rằng trong tương lai, người máy sẽ cướp quyền lực con người thì lúc ấy con người sẽ bị diệt chủng. Bởi lúc đó Robot được ví như những người khùng điên tràn ra từ các nhà thương điên. Người điên có hành động nhưng không tự kiểm soát được hành động. Sống chung với người điên đã khó, nói chi sống với Robot. Nếu những báo động về người máy không đúng thì con người vẫn thích sống với con người như từ hồi nào đến giờ và xem Robot chỉ là phương tiện phục dịch tiện nghi cho con người, như máy giặc, máy rửa chén, máy hút bụi, máy quét nhà, computer, v.v. 29-12-2018 # 195 - TT (France) Thế giới càng lúc càng khai thác nhiều điều hay lạ được cất giấu trong vũ trụ càn khôn. Trong đó có nhiều điều mà người xưa đã tìm được và người nay phải tìm trở lại, trong đó có HOLOGRAM như bài viết Nghệ Thuật Toàn Ảnh trong mục Thiền và Nghệ Thuật. Tôi thì lại thích tìm hiểu về trí nhớ của não bộ con người. Chính trí nhớ quyết định trí thông minh của con người mà con người muốn đạt thành công. Như giáo sư toán phải thuộc nhiều công thức toán, luật sư phải thuộc nằm lòng sách luật, nhà sử học phải thuộc nhiều sử ký, nhà dịch thuật cần thuộc nhiều từ vựng và văn phạm, muốn chứng minh về nhân quả liên hệ giữa tiền kiếp và hậu kiếp thì phải có siêu trí nhớ như phật Thích Ca được ghi trong kinh Hiền Ngu. Thậm chí, là trò chơi giải trí cũng đòi hỏi phải có trí nhớ tốt, như nhớ các thế giải về cờ tướng, giải các trò chơi nát óc, Rubik's cube và các khối 3D có 4 mặt, 6 mặt hoặc 12 mặt. Đó là lý do vì sao tôi chọn môn chơi các khối 3D và chọn pháp tu tham thiền khi sống đời về chiều. 3-10-2018 # 194 - Lý Tiến (London - Anh) Tôi là độc giả khá lâu của Vườn Thiền. Tôi thường đọc bài và phát hiện nhiều chỗ sai, nhưng không có thì giờ báo cho quý ông biết. Thỉnh thoảng xem lại thì thấy có điều chỉnh (không biết do độc giả báo hay do BBT đọc lại), không như nhiều bài online khác, sai trật quá nhiều gần cả năm khi xem lại vẫn không có gì thay đổi. Thật là khi dễ độc giả quá mức... Cám ơn nhiều. 16-9-2018 # 193 - Phạm Văn Long (Utah - Hoa Kỳ) Tôi năm nay 65 tuổi, có bà vợ mất cách đây 5 năm. Tôi sống chung với 2 đứa con, ban ngày chúng đi làm, tôi ở nhà thui thủi một mình, buồn quá không biết làm gì? Mỗi ngày tôi nhận được khoảng 30 email nhiều đề tài khác nhau của nhiều người gửi cho tôi, nhưng chỉ toàn là các bài đề cập đến chánh trị, các bài nói xấu lẫn nhau... không bổ ích gì cho tôi hết, đôi khi nhận được các bài nói về cách trị bệnh với các loại cây lá, thôi thì đủ loại, bài nầy nói hay, bài khác nói có hại, thật không biết đâu mà rờ. Càng ngày càng buồn chán, bổng một hôm tôi được một người bạn gửi cho một bài "Tâm trẻ thơ" trong Vườn Thiền, đọc xong tôi thấy hay quá, tìm trong trang nhà nầy tôi đọc được những bài vô cùng đáng giá và thấy rất thiết thực cho bản thân tôi. Cám ơn Vườn Thiền đã giúp tôi giải tỏa được tình cảnh cô đơn của tôi và tránh khỏi phải đọc những bài viết, tranh luận tào lao, không bổ ích gì mà lại còn làm tôi phiền muộn thêm. Viết mấy lời để cám ơn quý ông. 21-2-2018 # 192 - Ngọc Thảo (Việt Nam) Tôi dùng Ipad để vào các website nhưng không hiểu vì sao tôi không vào được Lều Xưa, mặc dù tôi rất thích trang web này. Tuy nhiên, hôm Tết tình cờ mở lại trang web nầy thì vào được. Tôi mở bài "Phim Ngắn" trong "Thiền và Nghệ thuật". Nội dung các phim dựng trên các chủ đề về sự hảo tâm, lòng nhân ái, tình cảm gia đình thiêng liêng , tình bạn bè thân thiết và hậu quả của lòng tham...là những bài học quý giá để mình phải suy ngẫm và tự hoàn thiện nhân cách của mình. Phim tuy ngắn nhưng hàm súc ý nghĩa lớn sâu sắc, tôi thật rất thích. Xin chân thành cảm ơn chủ nhân website đã cho độc giả những bài đọc rất hữu ích. 26-1-2018 # 191 - Lê hữu Định (Úc Châu) Trang Vườn Thiền thật tuyệt diệu. Cám ơn quý vị đã làm việc rất nhiều để ghi chép các bài viết về Thiền rất hữu ích, giúp cho người đọc những suy nghĩ quý báu cho tâm linh và thể xác. 22-10-2017 # 190 - Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích Mình đọc các bài viết có nội dung như là "Thông Điệp" về ứng xử cuộc sống trên website Lều Xưa thấy hữu lý vô cùng, chung quy lại là "Tri túc, tiện túc , đãi túc hà thời túc, Tri nhàn , tiện nhàn, đãi nhàn hà thời nhàn " Cuộc sống muốn có hạnh phúc là phải thế . Mình thích nhất là bài " Cuộc sống Tối Giản". Theo thử nghiệm của hai anh chàng Joshua Fiels Millburn và Rayan Nicodemus, sống theo trào lưu MINIMALISME trong 21 ngày đã tìm ra chân lý. Ấy thế mà cuộc đời mình đã trải nghiệm gần 9 năm với "cuộc sống tối giản" trong tù: Một chiếc ba-lô, 2 bộ quần áo lao động, một cái chén bằng sắt , một chiếc ca nhuôm vừa dùng uống nước và đựng thức ăn, một chiếc chiếu khổ 5 tấc, không khăn lông để tắm, không viết, không giấy mực, không v. v.. Một tháng đầu vô cùng bực bội và khó chịu, dần dà cũng quen đi . Suốt 3100 ngày đêm được cấp 3 chén "khoai mỳ ghế cơm" dành cho ba bửa ăn hàng ngày , cái cào xót của bao tử vì cơn đói cũng dịu dần . Tiết dịch trong bao tử bớt đi, thành bao tử co lại. Trên đất Mỹ này bửa ăn có ngon miệng cũng không vượt quá một chén cơm. Bây giờ mình có thể mặc một bộ áo quần suốt cả tuần vẫn không thấy khó chịu. Ở trong tù có người không bao giờ đánh răng suốt nhiều năm, màu răng bị sậm màu vì nước phèn mà chẳng hề hấn gì. Chỉ sức khỏe mỗi ngày bị cạn kiệt vì thiếu ăn và lao động nặng nhọc. Thế đấy, cái yêu thích của chúng ta ở đây là ngày ngày đến Gym để được gặp bạn bè, đi bộ trên máy , tập yoga và bơi lội . Có tuổi Thọ mà thân thể còn khỏe mạnh mới là Hạnh phúc, lại còn có người vợ tâm đầu ý hợp sống bên nhau trong những tháng năm về già thì còn gì hơn. 31-7-2017 # 189 - Võ Văn Hoàng (Australia) Mỗi lần vào trang Lều Xưa, tôi thấy vô cùng thích thú. Đặc biệt vào các trang viết về nhạc, tuy không nhiều nhưng cũng làm cho tôi vơi nỗi buồn phiền . Tuyệt vời! 4-6-2017 # 188 - N. D. A. Nhân đọc bài viết "Nghệ Thuật Giao Hòa Thiên Nhiên", tôi thấy bài viết hết sức độc đáo, có giá trị, dồi dào kiến thức khoa học, đạo đức về sự "giao hòa với thiên nhiên"... những con đường tươi mới, những khu phố sôi động, những góc vườn đầy sức sống...(một góc nhỏ hoa lan, một ao cá nho nhỏ, một vài cây dừa, một vài cây ăn trái, một bụi lá giang, một góc rau sạch đủ loại xen vào vài chậu hoa hồng, hoa 10 giờ, tạo vườn rau xanh có sắc màu... tuyệt lắm). Tôi cũng có một khu vườn đầy sức sống "Giao hòa với Thiên nhiên" như vậy đó. 2-1-2017 # 187 - Linh Đài Thơ thì nhiều lắm, trang web nào cũng có mục thi ca, nhưng tìm ra một bộ sưu tập thơ đầy đủ, xuyên sưốt từ thời chữ quốc ngữ mới vừa phổ cập trong quần chúng đến thời hiện đại, từ các thi nhân tiền chiến đến các nhà thơ thời chiến tranh hai miền Nam Bắc, rồi đến các nhà thơ sau 1975, thì thật hiếm. Trang web Thi Ca Tinh Hoa trong Lều Xưa đã mang đến cho độc giả những bài thơ dọc theo chiều dài lịch sử, nhưng tiếc rằng hình như người sưu tầm đã bỏ lửng công việc và không thấy cập nhật thêm những bài thơ hay hiện nay ở trong xứ và hải ngoại. Rất mong chủ nhân trang thơ tiếp tục sưu tập thêm những bài thơ hay. Thân 27-11-2016 # 186 - Tho Huynh Phuong Chào bạn! Vô tình biết được trang web của bạn, nội dung thật là ý nghĩa, xin chân thành cám ơn bạn đã xây dựng trang web nầy. Chúc bạn dồi dào sức khỏe! Trân trọng 21-11-2016 # 185 - Khôi Nguyên (Canada) Tôi muốn nói lời cảm ơn về trang Lều Xưa đối với những điều mà tôi đã được chia sẻ, đôi khi làm cho tôi được vui vẻ, thoải mái, đôi khi dạy cho tôi một cái gì đó. Nhờ trang web mà tôi nhận được đâu đấy những PPS ảo tưởng tuyệt vời, rằng tôi nhìn và tôi đọc với niềm vui ... Một số bài gợi cho tôi những nỗi nhớ của tuổi già ... Một số cho tôi biết về âm nhạc ... và các góc kỳ lạ của thế giới của núi rừng, của biển cả. Tất cả những điều này, tôi nợ các bạn, những người bạn ảo thân thương từ thế giới của thi ca, của PPS, của những bài viết về thiền mà tôi đã lưu trữ lâu dài trong tâm não. Cám ơn các bạn !!! Tôi hy vọng chúng ta vẫn còn có thể chia sẻ đường dài với nhau! 20-11-2016 # 184 - Thế (France) Sau khi đọc các bài viết vê` thiền trong Vườn Thiền , tôi xin được góp một vài ý về thiền như sau : Sống đồng nghĩa với động. Bất động là chết. Có hai trường hợp động: Động dễ thấy và động khó thấy. Cả hai trường hợp đều qua 5 giai đoạn gọi là ngũ uẩn, sắc thọ tưởng hành thức. Cả 5 giai đoạn nầy tuần tự tan biến nên gọi là ngũ uẩn giai không. Động dễ thấy như đi đứng chạy, nhảy, bơi lội, leo trèo, hatha yoga, đánh lộn, ôm ấp, làm việc, nói năng, thuyết pháp, viết đọc, vân vân...Động khó thấy như suy nghĩ, tư duy, tham thiền, cầu nguyện, chú nguyện, trù ếm. Động khó thấy thường là những tế bào não bộ chuyển động bởi những tư tưởng. Khi một nhà khoa học hay toán học suy nghĩ nhiều về sự nghiên cứu để tìm ra những điều hay lạ còn cất giấu trong vũ trụ càn khôn, thì người ta không thấy họ nói năng hay đang chuyển động tay chân như trường hợp động dễ thấy, nhưng các tế bào não bộ âm thầm chuyển động và gom về một chỗ thành chất xám (tế bào não bộ của người thông minh thường có màu xám là vậy). Khi một vị thiền sư thiền định nơi yên vắng (khác với các sư hay ở chỗ đông người do mình dựng ra), thì vị ấy cũng như các nhà khoa học, nghĩa là thân bất động nhưng các tế bào của trí vẫn động. Chỉ khác nhau về đề tài tư duy. Đề tài tư duy của các thiền sư thường được gọi là công án. Khi công án được sáng tỏ sau quá trình tư duy thì vị thiền sư ấy đạt được sự chứng ngộ về công án đó, nhưng không dễ gì nói ra cho người khác biết. Bởi, đó là kết quả đến từ động khó thấy, khó biết, khó nhận (Phật giáo gọi là bất khả tư nghì). Nên mới có nghe: ông tu ông chứng, bà tu bà chứng, ai tu nấy chứng là vậy. Nói tóm lại, tĩnh và động của một thiền sư chân tu khác với người thường và phàm sư ở chỗ: người thường và phàm sư thấy yên tĩnh khi lìa xa chỗ náo nhiệt và thấy mệt mỏi khi ở chỗ quá ồn ào sống động, còn thiền sư chân tu luôn có tâm thái tĩnh và động hoà quyện lẫn nhau như tánh ướt của nước không thể tách rời được. Tâm thái nầy là thành qủa của sự huân tập thiền định nơi yên vắng, chứ không phải khi không mà có được. Đó cũng là sự khác biết giữa tu thiền và nói về thiền mà ai cũng có thể nói được. 4-11-2016 # 183 - Tom and Taylor Coner As the dad a 6th grader, I just wanted to give you some positive feedback on your railroad and trains page! In my daughter's social studies class, they're learning all about the history of transportation - including (and probably one of the most important in my opinion!) railroads! I've been helping her do some searching and your page has been a big help in leading us to some great information! Thank you! The teacher encouraged the students to do their own research and my daughter, Taylor, had found this overview: http://www.homeadvisor.com/r/texas-railroad-history/ (Don't let the title fool you; it covers so much more than just Texas railroads!) I didn't see it listed on your page http://oldcottage.net/wonders/transcontinental.html - would you mind adding it so I could show my daughter? I know you're probably busy, but it would mean a lot - she's striving for all A's this year, and I thought it was a great find for her! Encouragement goes such a long way in kids! (Maybe she'll even get some extra credit from her teacher?) Have a great weekend! Tom and Taylor Coner 15-5-2016 # 182 - Mem Trần (Bỉ) Cám ơn tác giả về bài viết "Nghệ Thuật Sắp Đặt". Trong hình thể của nghệ thuật này, thấy đôi khi cũng trừu tượng, nhưng khi đọc xong tôi mới chợt nghĩ: " À, ra là thế !" Ở thành phố tôi sống, cứ vào các mùa lễ lạc là ngoài công trường họ lại dựng lên những công trình kiến trúc rất lạ, để rồi sau đó dẹp đi! Đôi khi cũng thấy tốn kém và uổng phí. Vậy là " à, ra là như vậy ! Một khuynh hướng mới của nghệ thuật ? " "Thời gian và Nghệ thuật ", nếu nghĩ thời-gian là một ý niệm (notion) thì thời gian là một cái gì đó vĩnh cữu; thật ra thời gian không hiện hữu (?) và nghệ-thuật là một sự thể giới hạn ( impermanence ). Nhìn một bông hoa đẹp, sau đó tàn héo đi, hay một cô gái đẹp, sau đó già đi, và kết luận đó là vô thường thì cũng không được, vì bông hoa chỉ là nơi ngự trụ (siège) của cái đẹp. Như thể là cái đẹp vẫn hiện hữu trên mỗi bông hoa, trên những nàng con gái, trên mọi sự vật thiên nhiên chung quanh chúng ta, truyền mãi mãi từ đâu đó rồi. Như thể cái đẹp là cái vĩnh cửu đang cư trú trên và trong cái vô thường. Tôi biết một ông nha sĩ, quan sát cách làm việc của ông ta, chợt nhận ra "à, ông ta là một nghệ sĩ (artiste) chứ không còn giới hạn ở lãnh vực nha sĩ (dentiste)". Như thế nghệ thuật là sự đào sâu vào một sự việc, bất luận là công việc gì, làm đi làm lại mãi (day in day out), rồi đột nhiên từ đó mới xuất hiện cái đẹp, cái vĩnh cửu. Như Michel-Ange đã viết : "Si les gens savaient à quel point j' ai travaillé pour devenir un maître, ils ne s' émerveilleraient pas autant." (Nếu mọi người biết là tôi đã làm việc nhiều như thế nào để trở thành bậc thầy, thì họ sẽ không trầm trồ khán phục đến như vậy) Chúng ta đều là những Phật tử, đều tin vào lời Phật dạy "Tất cả đều là vô thường ". Nhưng sao bây giờ lại tim thấy cái "không-vô-thường" ? Nhưng may thay Phật lại dạy :"Chớ tin vào lời Phật, mà hãy tin vào Phật tánh trong tâm mình". Những ý nghĩ trên đây cũng chỉ là một vài rắc rối trong những rắc rối phức tạp của tư tưởng. Lâu lâu đầu óc lại lủng củng lộn xộn vậy thôi! Cái đẹp thường nằm trong sự đơn giản, và sự đơn giản chỉ đạt được sau khi đã trải qua một quá trình phức tạp (?) 25-4-2016 # 181 - Vũ Minh Thư Tôi lướt qua Vườn Thiền và dừng hẳn lại Thiền & Nghệ Thuật vì bị thôi hút bởi các bài viết đa dạng về nghệ thuật, thi ca, âm nhạc, vũ điệu, nhiếp ảnh, hội họa, cây cảnh, bông hoa...Vô cùng ngạc nhiên và vô cùng thích thú vì chưa hề xem một website nào viết về Thiền mà hấp dẫn đến thế. 17-4-2016 # 180 - Trần Văn Liên Tôi được một người bạn gửi cho tôi trang Lều Xưa. Cám ơn thật nhiều người tạo ra trang web, đặc biệt phần Vườn Thiền, các bài thật hay và thật hữu ích. Truyện thiền mang nhiều ý nghĩa thâm sâu và ý nhị, vừa để giải trí vừa để suy nghĩ rèn tâm luyện tánh. Thật là quý báu. 9-10-2015 # 179 - Lê Thu Thùy Cháu vào website Lều Xưa, đọc thơ và những bài viết khác trong đó có thiền và cháu tìm thấy CÁC BÀI TẬP YOGA do chú biên sọan tại đây: http://www.oldcottage.net/vuonthien/asana/asana.html Cháu thuộc thế hệ sinh sau 1975 đang sống ở Đà Nẵng và bệnh nặng. Cháu thiếu năng lực tuần hòan não, đã chữa trị nhiều nơi mà không hết. Cháu từng học thiền, tập khí công để chữa bệnh nhưng vẫn nhức mỏi, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, đau đầu kinh niên. Nhìn "các thế tập yoga" cháu chỉ có thể thực hành được thế "tọa thiền", "bái tổ", gần 50 thế còn lại không biết làm sao để tập. Vì cháu bị suy nhược nên tập luyện thứ gì nó cũng cứ đau nhức mỏi mệt rất nhanh. Tập thể dục nó cũng mệt kinh khủng. Nhưng cháu vẫn cố gắng tìm thầy học tập để tự chữa bệnh. Ví dụ như cháu từng biết đến các thức tập SUỐI NGUỒN TƯƠI TRẺ. Cháu rất muốn tập nhưng không có thầy hướng dẫn, vì không thầy nên không biết làm sao để mở các luân xa. Cháu bệnh nặng và gần như là người già trước tuổi. Bệnh tật, đau đớn đã làm cho cháu già đi rất nhanh. Chú có thể tư vấn, hướng dẫn dạy cháu tập các thế yoga để chữa bệnh được không? Cháu không dám tự ý tập, cháu thử uốn mình 1 cái là xương khớp đau tưởng chừng gãy luôn. Cám ơn chú đã đọc thư này. Kính chúc chú hạnh phúc 15-7-2015 #178 - Lâm Tôi rất ít khi đọc truyện thật ngắn. Một phần vì các truyện đơn điệu, đôi khi nhạt nhẽo, không có ý nghĩa gì. Một hôm tôi mở truyện thiền và đọc một vài truyện, tôi thấy hay quá, các truyện phần lớn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, và gợi ý cho độc giả những bài học tế nhị. Cám ơn tác giả. 11-5-2015 #177 - Hà Cẩm Tâm (Họa sĩ) Rất cám ơn anh Tài Lê gửi bài ĂN GÌ ĐỂ SỐNG KHỎE. Tôi đang thực hành và có kết quả TỐT không thể tưởng tượng ! 5-4-2015 #176 - Phan Văn Tuấn Được sự giới thiệu của một người bạn, nhưng chưa có dịp vào viếng Lều Xưa. Hôm nay rảnh rỗi, mở trang Lều Xưa, lướt qua vài mục, đọc qua vài bài, tôi vô cùng thích thú. Đọc các bài viết trong Vườn Thiền, thấy tâm hồn thơ thới, nhẹ nhàng, giải tỏa được những phiền muộn. Bài được chọn lọc rất kỹ và thâm thúy, thỉnh thoảng có xen vào các video thật hay, hình ảnh đẹp, trình bày trang nhã. Rất ít khi tôi gặp được một trang web hay như vậy. Viết mấy lời khen ngợi công lao người chủ trương trang web và xin giới thiệu cùng bạn đọc bốn phương. 28-11-2014 #175 - Ngọc Trần Hôm nay cháu tình cờ lên mạng tìm hiểu một số thông tin về yoga vô tình cháu tìm được trang Old Cottage của chú. Tất cả bài viết đều rất hay và copy được, cháu đã copy tất cả để in ra đọc vì đọc trên máy tính rất mỏi mắt. Nhìn trang web của chú cháu thấy rất bình yên và hợp với tính cách, sở thích của cháu. Cháu thấy mail chú ở dưới cùng nên viết vài lời cảm ơn, cháu không biết chú sinh năm bao nhiêu nhưng qua những gì cháu đọc được cháu nghĩ là chú cũng lớn tuổi, cháu thì sinh năm 1992, cháu sẽ giới thiệu trang web hay này đến nhiều người nữa, đầu tiên là ông Nội cháu, hì hì, một lần nữa cháu cảm ơn chú! 14-11-2014 #174 - Vũ Linh Tôi rất hâm mộ triết lý đạo Phật và thường tìm hiểu qua sách vở và trên mạng. Hiện nay, trên mạng có gần cả ngàn trang nhà, blog viết về đạo Phật, nhưng hầu hết các bài đều giống nhau, và cùng lý giải giáo lý của Phật theo cùng một hướng giống nhau. Mới đây, một người bạn gửi cho tôi một đường nối vào bài "Những phương cách trị bệnh". Tôi thấy bài viết khá hay nên lần theo đó vào được Vườn Thiền. Trang nhà nầy không lớn lao, đồ sộ lắm và hình như cũng ít người biết đến, nhưng khi tôi đọc một số bài trong Truyện Thiền, Thiền Dưỡng Sinh, Thiền Nghệ Thuật , tôi thấy các bài viết rất dễ hiểu, độc đáo, có chiều sâu, thực tiễn và không lý thuyết suông như các trang nhà chuyên về Phật giáo. Tôi nghĩ trang Vườn Thiền thật hữu ích cho những ai muốn tìm hiểu Phật Giáo. Cám ơn những người chủ trương trang nầy. 11-11-2014 #173 - Trần Thế Trần Thế tư duy về Ý THỨC và VÔ THỨC Ở VN lúc còn niên thiếu tôi dùng trường chay, tư duy về kinh tạng, triết học và sưu tầm chuyện lạ tâm linh của mọi thời mọi nơi trên thế giới nên cũng đã biết nhiều về đề tài 'giấc ngủ và mộng'. Xoay quanh chuyện nằm mộng thì người ta vẫn có thói quen đoán mộng để giải tỏa tâm lý hoặc tin mộng để cầu may mà sống như chơi đánh đề, mua lô tô chẳng hạn. Bên cạnh những người tin mộng còn có những nhà phân tâm học, triết gia, khoa học gia tìm cách giải mã những giấc mộng. Riêng tôi thì không tin mộng mà cũng không tin vào giải mộng vì không có cơ sỡ vững chắc. Nhưng tôi tin sự sống có hai trạng thái: Ý THỨC và VÔ THỨC. Trong cả hai trạng thái nầy đều có những hình tư tưởng kết tạo qua ngũ uẩn, sắc thọ tưởng hành thức như trong Duy Thức Luận của nhà Phật đã ghi. Khi Ý THỨC thì những hình tư tưởng nầy được chọn lựa và được sắp xếp theo ý muốn và khi VÔ THỨC thì ý muốn vắng mắt để cho mọi tạp tưởng đến từ tạng thức tự do kết tạo không đâu vào đâu, không đầu không đuôi, tựa như một máy vi tính bị virus, carte contrôleur bị hư, memory bị thiếu khiến xuất hiện trên màn hình những hổn tạp vô trật tự từ ổ cứng. Chính vì lẽ không muốn sống trong trạng thái VÔ THỨC mà các thiền giả đi đúng chánh pháp đã áp dụng định lực tạo cảnh giới như ý thay cho tạp tưởng kết tạo tự do thành mộng. Các đạo sĩ xưa Ấn Độ giữ được Ý THỨC trong khi ngon giấc, thậm chí có thể để người khác chôn mình rồi hẹn ngày đào lên sống lại. Khoa học cũng đã khéo lợi dụng sự nghỉ ngơi của các tế bào não bộ trong khi ngủ để chỉ bày cho người ta tiếp tục Ý THỨC về việc đã định trước. Thí dụ: giải chưa xong một vấn đề trong khi còn thức thì tiếp tục giải tiếp trong khi ngủ, học ngoại ngữ trong khi ngủ hoặc học thuộc lòng các công thức khó nhớ với nghe băng thâu sẵn, thậm chí tự tạo giấc mơ đẹp bằng cách quán tưởng, ngủ quên sau một chuyến du ngoạn mệt mỏi thâm nhập phong cảnh hữu tình vào trí, và ngay cả ngao du bằng thể vía (corps astral) với Ý THỨC đến nơi mình muốn thay cho mộng mị. Tôi duy trì tịnh tọa tư duy cũng vì phần lớn sự lợi ích về Ý THỨC càng lâu càng tốt trong khi ngủ. Một trong những kết quả mà tôi mới có đến từ sự tu tập nầy là tự giải đáp bài toán khó do mình tự bày ra. Đó là bài toán được đặt tên 'khối lập phương toán kỳ bí'. Khi chưa thực hiện được khối toán 3x3x3 nầy trong khi thức thì não bộ tôi đã mệt. Trước khi ngủ tôi mang ý nghĩ mình sẽ tiếp tục việc đang làm trong khi ngủ thay cho mộng mị và tôi đã 'du ngoạn trong không gian 3 chiều, 4 chiều' trong giấc ngủ như ý. Nếu không cụ thể hóa những gì đã thấy bằng trí trong khi thức và ngủ thì sẽ không có gì chứng minh về sự lợi ích của thiền định: Ý THỨC trong VÔ THỨC. Đó là lý do có clip video theo đường dẫn : CubeMathTotalMagic T² . Nói gọn: Dùng thời gian tư duy sao cho được sống thường trong Ý THỨC hầu dẫn đến THƯỜNG LẠC NGÃ TỊNH, AN NHIÊN TỰ TẠI. Theo tôi, đó vẫn là mục đích cần được lưu ý hơn là tìm cách giải mộng hoặc nạp vào trí những tưởng nghĩ của những người còn đang là nạn nhân của mộng mị. Khi biết mình vẫn còn ngủ mơ, ngủ mớ thì còn biết mình chưa viên mãn, nên tôi tiếp tục con đường mình chọn. Không ai nằm mơ giùm cho người khác thì cũng không ai có thể hướng dẫn cho ai được khi đến với con đường nầy. Đây cũng là con đường giúp cho hành giả quen dần với Ý THỨC trong VÔ THỨC hầu sau khi xác thân trả về cho tứ đại, còn lại ngũ ấm và A Lại Gia Thức, Tạng Thức, Mạt Na Thức thì hành giả sẽ không thấy bơ vơ với cảnh giới mới. Trần Thê, T², pd. Huệ Trí France, 11-11-2014 10-11-2014 #172 - Lê Thiên Ân Tôi có thêm một chứng nghiệm về linh cảm của giấc mộng. Trước 1975, tôi có đọc một bản tin trên báo chí Sài Gòn: " Có một bà buôn bán hột xoàn bị mất tích khi đi giao hàng. Cảnh sát đến nhà của người bị tình nghi, nhưng không tìm được dấu vết gì. Một đứa con của bà được báo mộng cho biết xác bà bị chôn trong vách hầm trú pháo kích của căn nhà. Cảnh sát đến lần thứ hai khám xét lại, tìm thấy vết xi măng mới tô ở một vách hầm và khai quật ra, quả nhiên xác của bà bị tên sát nhân chôn đứng." Rồi nhiều chuyện báo mộng khác vẫn thường nghe kể tương tự như vậy, nhưng tôi không tin lắm. Sau 1975, tôi bị đưa vào trại tập trung và chỉ còn chờ chết ở trong trại. Có một đêm tôi nằm mộng thấy mình đang đứng dưới hàng cây bạch dương và tai thì nghe văng vẳng: Arlington! Arlington! Khi tỉnh dậy tôi chỉ mường tượng Arlington là một nghĩa trang ở Hoa Kỳ, nhưng chưa hề biết và thấy hình ảnh nghĩa trang nầy. Gần 20 năm sau, tôi qua Mỹ, có dịp đến nghĩa trang nầy và chụp một bức ảnh đứng dưới hàng bạch dương giống như hình ảnh mà tôi đã nằm mộng. Giấc mơ nầy gần 40 năm sau tôi vẫn còn nhớ. Thật là linh ứng. Cho đến nay, tôi hoàn toàn tin vào sự mầu nhiệm tâm linh của con người, mà không ai giải thích nổi. 6-11-2014 #171 - Hằng Em đang muốn tìm hiểu sự khác nhau giữa vô thức và ý thức, thì được đọc bài "Giải mã chiêm bao" trong Thiền Dưỡng Sinh. Em có nhiều giấc mơ đã thành sự thật. Mơ thấy tàu Mỹ với nhiều súng to vớt người vượt biển. Ghe em được đệ thất hạm đội Mỷ USSLANG vớt. Cách nay 2 năm, thấy một toà nhà rất lớn có một vị sư đi tới đi lui có vẻ suy nghĩ không vui. Quả nhiên khi đi Germany em đã đến toà nhà đó, đã gặp vị Sư đó, và đúng là vị Sư có đi qua lại trước toà nhà mỗi khi trời chiều, ưu tư về một việc cũng khá quan trọng. Và ngài cũng mặc cái áo đen như trong giấc mơ em thấy. Thế giới tâm linh, có nhiều điều kỳ bí, nói ra thì khó ai tin, vì thế em rất thích những bài viết trong Oldcottage.net 25-9-2014 #170 - Nguyệt Thu Qua email, nhận được cái link "Thơ Phổ Nhạc" trong Lều Xưa. Giữa bốn bề im lặng, ngoài trời đang mưa lâm râm, một mình một chốn thưởng thức slide show 'Nguyệt Ghẹo', nghe được một bản nhạc hay, những lời thơ hơi lạ, hình ảnh nhẹ nhàng, sâu lắng, ánh trăng lung linh huyền ảo. Một slide show thật lãng mạn và thật hay. Thú vị lắm! 12-9-2014 #169 - Nguyễn Hoàng Long Tôi thường đọc các công án hay thoại đầu trên các trang Phật Giáo, nhưng không hiểu gì cả. Các trang ghi chép công án thường có thêm lời bình, lời tụng của người biên soạn, cũng khó hiểu không kém các công án. Chẵn hạn công án sau đây: Một vị Tăng hỏi Triệu Châu: "Tôi mới vào chùa xin ngài chỉ dạy" Sư hỏi: "Ăn cháo chưa?" Tăng đáp: "Ăn cháo rồi" Sư nói: "Rửa bát đi". Ông Tăng liền ngộ. Quả tình tôi không hiểu Ông Tăng ngộ điều gì? Phải chăng công án chỉ dùng cho các bậc chân tu đã xuất gia, còn kẻ phàm phu như tôi đây thì thật mù tịt . Đọc trang Thiền Thoại trong Truyện Thiền tôi thật thích thú. Duy chỉ danh từ "thiền thoại" cũng thấy khác với các từ chuyên môn về Phật giáo rất khó truy cứu nghĩa. Nội dung của "thiền thoại" hết sức đơn giản, tuy có một vài truyện không phải là dễ hiểu, nhưng ít ra khi suy gẫm cũng có thể khám phá ra cái nghĩa lý thâm diệu của nó. Thật ra đây là do người sưu tập đã công phu lựa chọn những câu chuyện mà người đọc có thể cảm nhận được. Truyện Thiền quả thật là một kho tàng quý báu để cho độc giả khai mở tâm thức. Xin cám ơn rất nhiều chủ nhân Vườn Thiền . 11-7-2014 #168 - Hằng Nga Xin chào tác giả Lê Tấn Tài, tác giả của bài viết Nhạc thiền đã đăng tại trang http://www.oldcottage.net/vuonthien/thiennghethuat/nhacthien/nhacthien.html Tôi là Nguyễn Hằng Nga, BTV phụ trách mục Cảm xúc âm nhạc của blogviet.com.vn - http://blogviet.com.vn/cam-xuc-am-nhac/340 Tôi muốn làm một số cảm xúc âm nhạc về nhạc thiền và muốn sử dụng bài viết của tác giả để giới thiệu đến đông đảo bạn yêu nhạc loại hình âm nhạc này. Vì vậy tôi viết email này với mục đích xin phép tác giả về việc sử dụng lại bài viết để thực hiện bản phát thanh. Chương trình được chia sẻ trên website blogviet.com.vn. Rất mong nhận được sự cho phép của tác giả. Tôi xin chân thành cảm ơn. 20-5-2014 #167 - Alexa Harrison Hi I'm interested in advertising on your website, oldcottage.net. The ad would be a small text ad. Payment can be made through paypal. If you are interested, let me know and I can send you a detailed email. Thanks! Alexa Harrison alexa@pointhosting.org 28-4-2014 #166 - Đ. Vân "Trang web đẹp hình thức lẫn nội dung, đáng xem. Trang chủ đã để gia tài quý báu về văn học nhất là một rừng Thiền để cho mọi người nghiên cứu, tham học. Đèn Thiền rạng soi, trong sáng nên trang web Lều Xưa sống mãi trong tâm tư và ký ức mọi người" 20-4-2014 #165 - Nguyễn Anh Tuấn Tôi đã xem từ lâu slideshow "Fesses et Seins" nhưng không hiểu gì cả, vì lời dịch không rõ nghĩa. Nay xem lại slideshow nầy trong Image Slideshows. Lời dịch thấy đúng với bản tiếng Pháp kèm theo nên hiểu được ý nghĩa của các câu trích dẫn nầy. Cám ơn chủ nhân Lều Xưa 12-4-2014 #164 - MN Đọc truyện buồn thường thấy có cảm xúc buồn, thì không lạ. Đọc truyện yêu đương thì hay cười tủm, đó cũng là điều tự nhiên. Người viết truyện luôn cố dùng chữ để tạo cảm xúc cho người đọc, hầu hết là vậy, nhưng khi người đọc lại cảm xúc quá cỡ hay dửng dưng, thì có phải đều là hai trường hợp thái cực không ? MN tôi thường viết truyện còn ngắn hơn nữa, không buồn cũng chẳng vui không yêu không ghét, thí dụ như thế này: "Hắn bưng ly nước...lã, chậm rãi uống một hơi, vẫn thấy cái vị bình thường tươi mát, dịu ngọt như mấy chục năm qua." Thật ra truyện...không có gì, để người đọc không thấy chi, thì cũng là một cách hành văn y như truyện buồn hay truyện yêu khiến người rầu hay cười tủm mà thôi. Cẩn thảo 11-4-2014 #163 - N.Đ.Châu Đọc mấy chuyện cực ngắn, sao mà thấy buồn quá, chuyện thật cô đọng và rất xúc tích, nhưng sao nó cứ quấn quít quận quịt ở trong lòng. Và một điều rất lạ lùng, tôi chỉ đọc được vài chuyện rồi bỗng dưng thấy "dội", không muốn đọc nữa, sao lạ thế nhỉ? Người khác có thể có những cảm nghĩ khác với tôi, đó là chuyện bình thường, bởi vì mỗi người có mỗi cảm nhận khác nhau, cho dù cùng đọc một bài viết giống nhau. Ẩn ý của tác giả rất hay, nhằm kêu gọi mọi người đừng trở nên vô cảm với những người chung quanh, nhưng mà sao tôi đọc không nổi, có phải chăng tôi không phải là những đối tượng này chăng? 10-4-2014 #162 - Hằng Đọc "Truyện thật ngắn" trong Truyện Thiền thấy mỗi câu chuyện là một bài học ẩn chứa một triết lý sâu sắc, cảm xúc đến với ta thật nhẹ, nhưng làm ta khó quên. Có những chuyện làm ta không thể không cười. Có những chuyện ngỡ là bình thường nhưng lại là nỗi khổ đau hằng ngày của nhân thế. 1-4-2014 #161 - Đặng thị Vân Xuyên suốt Vườn Thiền cổ kính, Thiền cao sâu, song cũng dạt dào, mãnh liệt tình đời, có sức hút đặc biệt, đọc cứ muốn đọc tiếp, tuy nhiên kén đọc giả. Website có giá trị từ phương diện thiền học, sử học đến văn học... nên rất thu hút tính tò mò, học hỏi để làm người . 31-3-2014 #160 - Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích (nhà văn) Lê Tài thân Hoa rất đẹp là do sự tìm tòi của tác giả. Ý xúc tích đầy ý nghĩa là do từ sự nẫy sinh trong tâm hồn tác gỉa, Tâm hồn "THIỀN", nhờ vậy mà nỗi cô đơn sẽ vượt qua. Cảm ơn GS LÊ TÀI. 27-3-2014 #159 - HT (VN) Anh kính quý Những đoạn văn ngắn của anh sao mà hay quá anh ạ, rất là thực tế và đúng quá . Em đã đọc đi đọc lại nhiều lần và cứ nghĩ rằng anh đã viết hộ dùm tâm trạng của em . Cám ơn anh rất nhiều. kính chúc anh và gia đình cuối tuần vui khoẻ Em HT (VN) 31-3-2014 #158 - TT (Pháp) Tôi đã đọc từng dòng chữ ở những trang PPS- CÔ ĐƠN. Đời về chiều, sức lực kém dần, nếu sống một mình thì có vấn đề của một mình và nếu sống có đôi thì có vấn đề của đôi. Khi sống có đôi, nếu một người nằm bịnh thì người kia phải bận rộn gấp đôi cho trọn tình trọn nghĩa, nên dù muốn cô đơn cũng không dễ gì. Khi tình ấy còn đấy, thì dù có muốn sống một đời thật sự cô đơn từ nội tâm đến đời chung đụng càng không phải dễ. Đã vậy, con người vẫn luôn hướng tới đời sống chung đụng hài hòa càng rộng càng sâu càng tốt, cũng như cách thể hiện của đại thừa nhà Phật vậy. Chính vì thế, nỗi cô đơn như câu ca: 'đời tôi cô đơn, nên đi đâu cũng cô đơn...' chỉ là ý tưởng. Suy cho cùng nghĩ cho tận, không ai được sống cô đơn cả vì mỗi cá thể là một phần của tập thể. Theo tôi, chỉ có hợp ý và bất như ý trong đời chung đụng là điều khiến người ta bận tâm mà thôi, còn cô đơn chỉ là một trong những chuyện không tưởng. Khi không được như ý con người tưởng mình cô đơn, nên cô đơn kia giống như cô đơn chứ chẳng phải cô đơn. Thí dụ, một tù nhân luôn luôn có người canh giữ thì đâu thể là cô đơn được, một homless thường muốn được nhiều người trông thấy và cho tiền thì làm gì có cô đơn, một thi sĩ, văn sĩ hay nhạc sĩ làm thơ ca tụng cô đơn và muốn được nhiều người khác biết thì làm sao mà cô đơn như những gì họ viết. Một bịnh nhân, dù là bịnh gì, đều có người bên cạnh. Thôi thì, cứ sống sao cho tập thể được vui và nghĩ thêm rằng mình có mặt trong tập thể đó, còn chuyện cô đơn hay không cô đơn thì tự nó biết lấy, mình khỏi phải bận tâm. 1-1-2014 #157 - Sao Khuê (VN) Kính gởi anh Tài Lê. Được sự chia sẻ của một người bạn, em đã xem link của trang slide show mang tên Cô Đơn này. Và có đôi điều suy nghĩ. Từ trước đến giờ em chưa từng đọc thấy một trang PPS nào có nội dung như đọc được tâm trạng người khác như vậy : "... cô đơn là gần nhau mà vẫn cách biệt. Không phải cách biệt của không gian mà là cách biệt của cõi lòng". Nhưng những cánh hoa tươi thắm cùng tiếng nhạc du dương quen thuộc của bài Sérénata đã khiến cho nội dung tuy có buồn thật nhưng vẫn toát lên sự lạc quan. - Lạc Quan trong Cô Đơn - Đó là điều mà ai cũng cần nên có. Em rất thích nội dung này. Một lần nữa xin cảm ơn anh Tài và xin cầu chúc anh Tài luôn khỏe mạnh. Kính thư 22-12-2013 #156 - Kim Lan Thưa Thầy Mỗi lần xem slide show của Thầy em luôn có cảm gíác thật thư giãn. Hình ảnh và nhạc đệm lướt qua một cách nhẹ nhàng, thanh thoát. Em thích nhất những con bướm bay đến với bà Cụ và từng cánh mai từ từ rơi xuống. Cảm ơn Thầy và kính chúc Thầy luôn vui khỏe. Thân kính, 15-12-2013 #155 - Danh Thầy kính, Nhờ công phu của Thầy mà em được xem rất nhiều tranh ngựa, nhiều cảnh đẹp quê hương, cùng với pháo hoa nhiều màu sắc làm cho em cảm thấy vui rộn ràng. Em ấn tượng nhất là hình người phụ nữ ngồi với hai đứa bé, giỏ hoa, đồ ăn và con vịt... như có gì đó làm em thấy thương cảm lắm. Em cám ơn Thầy đã đem mùa Xuân đến cho DĐ. Em kính chúc Thầy mạnh khỏe, vui vẻ, an khang, thịnh vượng. 30-11-2013 #154 - LHĐ Thầy kính, Hình ảnh,ánh sáng , màu sắc...đẹp quá Thầy ơi ! Chỉ là chiếc nón mà thành quê hương. Ngày xưa chúng em đi học đội nón lá không đó Thầy. Bây giờ chắc chỉ có người lao động. Em cũng thấy sao sao đó khi mất đi hình ảnh nữ sinh áo dài trắng, nón lá đi đến trường. Cảm ơn Thầy, 27-11-2013 #153 - Nguyễn Mão Có lẽ chỉ có tình tự mới làm lòng người ấm lại dù đứng giữa sương tuyết... bản nhạc "Mùa đông của anh" nếu giữa mùa đông mà nghe có lẽ chẳng bao giờ bị nhảy mũi hắt hơi gì cả, chắc chắn là quý thầy sinh trong mùa đông sẽ chẳng còn biết giá buốt là gì nữa, khi nghe bản nhạc này. Thật là cám ơn thầy Tài vô cùng. Giọng Nhật Trường với bài hát này đã làm bao người trở nên ngu ngơ, nhưng hôm nay thi` khác, nếu mà Tấn Phát của chúng ta diễn tả bản nhạc này, nhất định sẽ làm nôn nao cả tâm hồn người nghe. 25-11-2013 #152 - PhD Tài thân Công phu thu thập hình ảnh đáng tán thán, lại còn văn vẻ tô điểm cho những viên sỏi vô tri. " Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau" ( Diễm xưa ) 22-11-2013 #151 - Thanh Ngọc Bạn Tài ơi "Hồn Sỏi Đá" đọc lên mình cảm thấy Đá Cuội như sinh vật có cảm xúc, bài viết mang tính "THIỀN" kèm theo hình ảnh khá hấp dẫn Cảm ơn bạn đã chịu khó sưu tầm những hình tượng có hồn . |