Mời khách


Mặc dù Tô-Đông-Pha là một nhà thơ nhà văn nổi tiếng, làm quan thời Bắc- Tống Trung-Hoa. Nhưng ông là một người rất hiểu lễ nghĩa, nhân từ và dân dã, ông thường ăn mặc giản dị, đi ngao du sơn thủy và đàm đạo với các vị tăng nhân khắp nơi.
Một ngày nọ, trên đường ngao du đến Hàng Châu, vừa khát vừa mệt nên thấy có một ngôi chùa, Đông-Pha liền bước vào để xin chén nước uống và nghỉ ngơi.
Phương-Trượng của ngôi chùa ra tiếp, thấy Đông-Pha ăn mặc bộ đồ cũ, đầy bụi đường xa, không thấy có gia nhân ngựa xe đi cùng! Nên nghĩ đây là một người khách hành hương bình thường, nên tỏ ý không coi trọng! Nhưng vì đã ra đến nơi, nên vẫn phải tiếp mặc dù trong bụng không muốn.
Vị Phương-Trượng chỉ cái ghế ngay sân nói:
- Ngồi!
Rồi quay sang Chú Tiểu đứng cạnh bảo:
- Trà!
Chú Tiểu bưng lên cho Đông-Pha một chén trà pha từ bao giờ nguội ngắt.
Sau khi ngồi nói một vài câu chuyện, Vị Phương-Trượng mới thấy Đông-Pha không phải người tầm thường như lúc đầu ông ta nghĩ, vì thấy ăn nói hoạt bát, hiểu biết, càng nhìn lại càng thấy phong thái đĩnh đạc, phi phàm! Liền mời vào trong một gian nhà gần đấy ngồi, bảo cho đỡ nắng.
Vào phòng, Vị Phương-Trượng chỉ ghế nói:
- Mời ngồi!
Lại nói với Chú Tiểu:
- Mời trà!
Sau khi trò chuyện, Vị Phương-Trượng kinh ngạc khi biết vị khách này chính là đại thi-nhân tiếng tăm lừng lẫy Đông-Pha cư-sĩ, thì liền mời ông vào một căn phòng rộng lớn trong điện và không ngớt cúi đầu nói:
- Kính mời ngồi!
Và nói với Chú Tiểu:
- Kính trà thơm!
Chú Tiểu mang lên chén trà nóng thơm ngào ngạt.
Ngồi nói chuyện thêm một hồi, Đông-Pha xin cáo từ, Vị Phương-Trượng liền xin Đông-Pha để lại bút tích bằng thơ để kỷ niệm ngày ông ghé thăm chùa.
Đông-Pha mỉm cười, rồi viết 2 câu:
Tọa, Tỉnh tọa, Thỉnh thượng-tọa!
Trà, kính trà, kính hương trà!
Dịch là:
"Ngồi, mời ngồi, kính mời ngồi!
Trà, mời trà, kính trà thơm!".
Vị Phương-Trượng xem xong xấu hổ đỏ bừng mặt không nói được lời nào! Từ lúc ấy không dám phân biệt khách khi tiếp đón nữa.