Nghệ thuật biểu diễn (performance art) là màn trình diễn do diễn viên trình bày hoặc diễn trực tiếp cho khán giả, sử dụng không gian của các loại hình sân khấu, điện ảnh, ca múa, nhạc... để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần và giải trí đa dạng, và còn góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, lối sống của quần chúng. Biểu diễn có thể trực tiếp hoặc thông qua phương tiện truyền thông; diễn viên có thể có mặt hoặc vắng mặt. Trước kia nghệ thuật thị giác sử dụng các vật liệu như đất sét, kim loại hoặc sơn có thể được đúc hoặc biến đổi để tạo ra một số đối tượng vật chất cho nghệ thuật. Nay, nghệ thuật biểu diễn có thể thực hiện bất kỳ tình huống nào liên quan đến bốn yếu tố cơ bản: thời gian - không gian - cơ thể của người biểu diễn - mối quan hệ giữa diễn viên và khán giả. Diễn viên có thể là một hoặc với nhiều diễn viên phụ, một nhóm hay một tập thể đông đảo.
Thuật ngữ "nghệ thuật biểu diễn" đầu tiên xuất hiện trong tiếng Anh vào năm 1711. Nghệ thuật biểu diễn có thể bao gồm ca múa, nhạc, kịch, opera, ảo thuật, kịch câm, múa rối, xiếc, ngâm thơ, diễn thuyết..., ngày nay nghệ thuật vận động đồng diễn cũng được xếp vào nghệ thuật biểu diễn. Nghệ thuật biểu diễn khác với nghệ thuật sân khấu truyền thống do từ chối dựng một câu chuyện rõ ràng, sử dụng cấu trúc ngẫu nhiên hoặc bất chợt, thu hút trực tiếp khán giả.

Trình diễn cá nhân hay một nhóm nhỏ có thể diễn ra ở bất cứ đâu, ở bất kỳ loại địa điểm hay địa điểm nào và trong bất kỳ khoảng thời gian nào. Nghệ thuật diễn xuất của các nghệ sỹ thường được biểu đạt thông qua các cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, giọng nói theo các kịch bản đã định. Tuỳ thuộc vào thể loại, phong cách và không gian sân khấu, các nghệ sỹ sẽ chọn cho mình một phương pháp diễn để thể hiện tốt nhất vai diễn của mình.
Đây là một thể loại trong đó nghệ thuật được trình bày "trực tiếp", thường là của nghệ sỹ, đôi khi với cộng tác viên hoặc người biểu diễn. Nó có một vai trò tiên phong trong suốt thế kỷ 20. Thật vậy, bất cứ khi nào nghệ sỹ bất mãn với các hình thức nghệ thuật thông thường, như các phông vẽ và các phương thức điêu khắc truyền thống, họ muốn chuyển sang một phương tiện khác để sáng tạo hình thức nghệ thuật khác thích hợp hơn. Nghệ thuật trình diễn thời kỳ này đặc biệt tập trung vào cơ thể, và thường được gọi là nghệ thuật Cơ Thể (Body art). Mặc dù mối quan tâm sáng tạo của các nghệ sỹ biểu diễn đã thay đổi từ những năm 1960, thể loại nầy vẫn giữ được sự hiện diện liên tục.
Các nghệ sỹ trình diễn thường hướng dẫn khán giả suy nghĩ theo những cách mới và độc đáo, phá vỡ các quy ước của nghệ thuật truyền thống và phá vỡ các ý tưởng thông thường về "nghệ thuật là gì" miễn là người biểu diễn không trở thành một người chơi lặp lại một vai trò. Nghệ thuật trình diễn có thể bao gồm các yếu tố châm biếm (so sánh Blue Man Group); sử dụng robot và máy móc; liên quan đến các yếu tố nghi lễ (ví dụ: Shaun Caton); hoặc mượn các yếu tố của bất kỳ nghệ thuật biểu diễn nào như nhảy múa, âm nhạc và xiếc.

Vào cuối thế kỷ 20, các hình thức vận động đồng diễn (Olympic performance art) dựa vào các điệu vũ tập thể với nhạc nền và bài hát sôi động, bắt đầu nở rộ với sự hỗ trợ kỹ thuật vi tính, âm thanh và ánh sáng. Không ít người xem cho rằng âm thanh rộn ràng, ánh sáng chuyển đổi lung linh, tiết tấu dồn dập cùng những bước nhảy tràn đầy sức sống của các diễn viên chính là điểm hấp dẫn lớn nhất cho khán giả.
Loại hình vận động đồng diễn đang phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới nhằm khơi dậy sức mạnh ngôn ngữ của các điệu múa nghi lễ, và tạo ra các vũ điệu sôi động cho các hoạt động văn hóa, lễ hội hiện nay trên toàn thế giới. Trong thời cổ đại và trong các nền văn hoá truyền thống, điệu nhảy đã hoạt động như là phương tiện mà mọi người tụ tập và thống nhất để đối mặt với những thách thức của sự tồn tại của họ. Ví dụ, khi các thành viên của một số nền văn hoá săn bắt cần thức ăn, họ nhảy múa, chuẩn bị cho những khát khao săn bắn và thuyết phục các thần thánh ban phước cho họ. Thường thì các vũ công đồng diễn toàn bộ nghi thức săn bắt và kết quả cuối nghi lễ là sự thành công.
Người ta tin rằng khi các vũ công ngày xưa bước vào điệu nhảy hay các hình thức vận động đồng diễn ngày nay, là để diễn đạt ngôn ngữ truyền thống của các dân tộc. Đó là ngôn ngữ của các linh hồn, ngôn ngữ huyền diệu của quyền lực. Để chào mừng sinh đẻ và hôn nhân, bắt đầu tuổi trẻ, bắt đầu trưởng thành, chuẩn bị chiến tranh, để kỷ niệm chiến thắng hay thất bại, để chữa bệnh, giúp người sắp chết trong hành trình vào vùng đất Chết, để duy trì cuộc sống của cộng đồng trên con đường thích hợp, các dân tộc ca hát và nhảy múa theo truyền thống văn hóa của họ.

Nghệ thuật biểu diễn ngày nay càng phổ biến càng chịu ảnh hưởng, tác động bởi các thiết bị phụ trợ. Truyền hình, vi tính, kênh chuyển tải âm thanh, màu sắc, hình ảnh... giúp cho sản phẩm nghệ thuật đến được nhiều người, tác động đa chiều... Trong quá khứ, nghệ thuật biểu diễn chủ yếu diễn nơi sân khấu, hiện diện với bản chất không tái hiện nguyên dạng. Xét ở khía cạnh tồn tại, tác phẩm thể hiện sự sống động, tạo khả năng tương tác giữa người biểu diễn và người thưởng thức, tuy nhiên ngày nay khán giả không còn trực tiếp thuởng ngoạn qua màn trình diễn, phần lớn lại ngồi trước màn hình TV, Internet… có khả năng phát đi phát lại nhiều lần một diễn xuất, dễ dàng tạo ra sự phản cảm cộng với hậu quả của sự nhàm chán, tất cả các nghệ thuật hiện đại có nguy cơ tự hủy diệt, nếu thiếu vắng tinh thần sáng tạo.
Dưới cái nhìn của thiền, các hình thức nghệ thuật biểu diễn không còn ranh giới. Nó không phân biệt. Nó truyền cảm hứng, phát triển và hưng thịnh bằng cách chạm vào càng nhiều người càng tốt. Nó khuyến khích hạnh phúc, kể chuyện, dạy những bài học quý giá và chạm vào trái tim chúng ta. Đó là xúc cảm, là ý tượng nguyên thủy, có tính tập thể, phổ quát và rất nhạy cảm làm phát sinh một trạng thái ý thức nâng cao được gọi là ngộ./

Các hình thức nghệ thuật biểu diễn


Vũ điệu trong trăng của Yang Liping


Dàn nhạc André Rieu hòa tấu "My Heart Will Go On"
với phụ diễn vũ điệu trượt băng


Nghệ thuật biểu diễn với thiết bị hỗ trợ vi tính


Biểu diễn của Blue Man Group


Shadow Theatre Group trình diễn múa bóng


Ban nhạc Bond biểu diễn hòa tấu vĩ cầm


Ban Yanni biểu diễn hòa tấu


Nghệ thuật đồng diễn đội hình


Múa trống Nhật Bản


Vũ khúc Riverdance



Múa quạt


Múa lụa


Vũ điệu dưới nước


Những màn biểu diễn
trong ngày lễ khai mạc Olympic trên thế giới


Khai mạc lễ hội Arirang 2007 tại Triều Tiên