Huy Thông
Khúc tiêu thiều
Ngồi dưới liễu du dương ta nhẹ nhấc
Cây nhă tiêu dồn dập mơ hồ .
-Gió ngang mơ hàng cây chưa tỉnh giấc ;
B́nh minh xuân êm ái như lời mơ .

Ḱa Tây Thi! sao mây chưa đượm trắng
Anh tới đay chưa kịp gọi hồn tiêu,
Em đă sớm cong ḿnh trên nước lặng
Cho nước trông ngược vẽ dáng yêu kiều ?

Đừng rũ vội ...? trời im c̣n tăm tối,
Cầu nhược gia chưa kẻ bám tre lần ...
Quăng lụa thắm bên nguồn đừng rũ vội,
Em lên nghe anh gọi tiếng chim thần!

Em hay chăng ? Ngày xưa khi vua Thuấn
Chúm môi thiêng say thổi khúc tiêu này,
Phượng sánh hoàng từng không mhịp uốn;
Ngàn muôn chim giao cánh chập chờn bay

Đờn suối bỗng lên cung - và chan chứa
Những câu ca tươi sáng ánh u uyên
Nụ trúc đào quên thu đua thắm nở ;
Gió trên trần d́u dặt ngát hương tiên ...

Ngày nay, cạn lời khua trong ống rỗng,
Không bao giờ thấy nữa cảnh huyền xưa .
Suối thờ ơ, mây gió lười cảm động ;
Chim xa xôi lạ điệu Tiêu thiều ca .

Tiêu chẳng khiến trời đêm kia thôi tối,
Hơi xuân qua vẫn lạnh ...nhưng cần chi ?
V́, mỗi lần rung hơi anh đắm thổi,
Em lắng nghe lời trúc, - hỡi Tây Thi !



* Huy Thông tên thật là Phạm Huy Thông sinh năm 1918 tại Hà Nội . Lúc nhỏ học trường thầy dòng . Sau khi đỗ Cử Nhân Luật Khoa Ông sang Pháp du học lấy bằng Tiến sĩ Luật và Văn chương. Năm 1952 Ông lấy bằng Thạc sĩ văn chương Pháp .Ông gia nhập làng thơ từ năm 1933 . Thơ Ông chịu ảnh hưởng thơ Pháp. Ông cộng tác với các báo : Hà Nội báo, Ngày Nay, Tiểu Thuyết thứ bảy, Phổ Thông . Năm 1953 Ông tham gia phong trào hòa bình bị chánh phủ Ngô Ðình diệm bắt giam và sau đó đưa ra Bắc . Tác phẩm: Yêu đương(1933), Anh Nga (1934) , Tiếng địch sông Ô(1935), Tây thi (1937) . Ông mất năm 1988.